Nằm ở phía nam, trước cổng vào Kim Tự Tháp Khafre, có một sinh vật khổng lồ đầu người mình sư tử. Đây chính là bức tượng nguyên khối, một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bí ẩn và vĩ đại nhất thế giới.
Không chỉ làm nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học và khảo cổ mà Tượng Nhân Sư còn là chất liệu sáng tạo của hàng loạt các bộ phim nổi tiếng về Ai Cập như Cuộc chiến giữa các vị thần, Xác ướp (The mummy),…
Tượng Nhân Sư có nguồn gốc từ đâu?
Nhân Sư có nguồn gốc từ Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp, Nhân Sư là một sinh vật có hình đầu phụ nữ, mình sư tử với đôi cánh của đại bàng và sau cùng là phần đuôi của một con rắn. Theo thần thoại Hy Lạp, các vị thần phái sinh vật này xuống để thi hành hình phạt cho một số tội lỗi cổ xưa. Nhân Sư sẽ nuốt chửng tất cả những ai không giải được câu đó của nó.
Ở Ai Cập, Sphinx (Tượng Nhân Sư) lại mang đầu của một người đàn ông, cơ thể sư tử và không có đôi cánh. Kết hợp với các di tích còn sót lại trên các di chỉ khảo cổ khác, người Ai Cập đều nhắc về Tượng Nhân Sư như một Kẻ đáng sợ (Terrifying One). Điều này lại khá tương đồng ý nghĩa so với thần thoại Hy Lạp. Có lẽ đặt Tượng Nhân Sư được trước cánh cổng bước vào Đại Kim Tự tháp, các bề tôi trung thành muốn nó bảo vệ và canh gác cho giấc ngủ yên vĩnh hằng của các nhà vua.
Mục đích xây dựng của Tượng Nhân Sư
Tượng Nhân Sư có niên đại khoảng 4.500 năm tuổi. Bức tượng khổng lồ này có chiều dài khoảng 240 foot (73 mét) và cao 66 foot (20 mét).
Mục đích xây dựng ban đầu của tượng Nhân Sư gần như vẫn chưa được xác định. Theo những phỏng đoán, thì khả năng bức tượng này được ra đời như một người bảo vệ và canh gác Kim Tự Tháp. Chúng sẽ đặt ra những câu hỏi khó nhờ trí tuệ thông thái và sẽ trừng phạt những kẻ không trả lời được câu hỏi của nó.
Theo các nhà khảo cổ học Ai Cập, Tượng Nhân Sư có thể được cho xây dựng dưới thời Pharaoh Khafre (khoảng 2558-2532 trước Công nguyên). Tuy nhiên, đây mới chỉ là phỏng đoán của các nhà khảo cổ, do có rất ít văn tự viết về sự ra đời của Tượng Nhân Sư. Dựa vào công nghệ hiện đại, người ta đã suy đoán và phục chế giả tưởng lại các bộ phận và khuôn mặt của tượng Nhân Sư. Có nhiều giả thuyết lại được đưa ra rằng khuôn mặt của Tượng Nhân Sư giống với Khufu. Và khoảng thời gian xây dựng có thể rơi vào thời kỳ Pharaoh Djedefre.
Một số giả thuyết khác lại căn cư vào kiểu sọc trên khăn đội mũ của tượng cho rằng nó được xây dựng cho vua Amenemhat II. Một số khác lại cho rằng Tượng Nhân Sư còn có thể có niên đại lâu hơn những gì chúng ta đang phỏng đoán.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào chắc chắn về thời điểm chính xác cho việc xây dựng Kim Tự Tháp. Có rất ít các thông tin, ngoài ra sự bào mòn của cát qua thời gian cũng khiến công cuộc khảo cổ gặp khó khăn. Các vết tích gần như đã biến mất theo thời gian.
Sự biến mất trong một thời gian dài
Tượng Nhân Sư đã bị sa mạc và bão cát bao trùm trong thời Vương Quốc Cũ và bị lãng quên trong nhiều thế kỷ.
Trong một văn tự được khắc trên chân của tượng Nhân Sư đã kể lại một câu chuyện kỳ bí xảy ra với con trai của Amenhotep II. Sau một thời gian dài bị cát bụi sa mạc bao phủ và biến mất, người ta gần như đã quên đi sự tồn tại của Tượng Nhân Sư. Trong một lần vui chơi, con trai của Amenhotep II, hoàng tử Thutmose trong giấc mơ đã nằm mơ một bức tượng tự xưng là Harmakhet. Cái tên Harmakhet chính là hiện thân giữa sự liên kết của Pharaoh Khafre, thần Horus và tượng Nhân Sư trong thời kỳ Tân Vương Quốc. Bức tượng này đã ngỏ lời lời sẽ giúp vị hoàng tử trẻ trở thành vua nếu anh giúp nó giải thoát nó khỏi cát và khôi phục lại hiện trạng.
Mặc dù không biết sự kiện này có thực sự xảy ra không nhưng trên thực tế thì hoàng tử Thutmose đã trở thành một Pharaoh. Sau khi trở thành vua, Thutmose đã vô cùng thờ phụng vị thần này. Ông đã thành lập một giáo phái chuyên thờ tượng Nhân Sư cho thần dân của mình.
Ngoài ra, các bức phù điêu về Nhân Sư xuất hiện trên khắp đất nước. Cũng trong thời kỳ này, Tượng Nhân Sư đã trở thành biểu tượng của hoàng gia và sức mạnh của thần Mặt Trời.
Ai đã “đánh cắp” chiếc mũi của Tượng Nhân Sư?
Tượng Nhân Sư sau thời kỳ của vị vua Thutmose đã bị lãng quên một lần nữa. Nó lại dần chìm vào cát bụi cho đến rất lâu sau đó. Tất cả các điêu khắc trên tượng và phần mặt tượng đều bị hư hại nghiêm trọng.
Về chiếc mũi bị biến mất, một số câu chuyện đã được kể lại rằng, quân đội của Napoleon đã bắn đại bác vào bức tượng khổng lồ trong lần xâm chiếm Ai Cập năm 1798. Trái ngược với những phỏng đoán này thì những bức vẽ từ thế kỷ thứ 18 đã cho thấy tượng Nhân Sư đã mất mũi từ trước đó. Nhiều khả năng thì chiếc mũi của tượng Nhân Sư đã bị một người Hồi giáo Sufi theo trường phái phản đối thờ tượng cố tình phá hủy vào khoảng thế kỷ 15.
Những năm 1800, Tượng Nhân Sư đã được một nhà thám hiểm Genova trong tình trạng bị chôn vùi một nửa thân dưới. Mãi cho đến năm 1930, các nhà khảo cổ học Ai Cập mới có thể di dời hết cát xung quanh Tượng Nhân Sư.
Cho đến ngày nay, Tượng đã bị xuống cấp do gió, độ ẩm và ô nhiễm. Độ ẩm đã khiến cho các lớp đá vôi và cấu trúc bị vỡ thành nhiều mảnh. Phần râu của tượng Nhân Sư đã bị xói mòn bởi cát, và cũng từ đây họ phát hiện ra rằng phần râu này được thêm vào trong các thời kỳ sau này.
Những bí ẩn chưa có lời giải về Tượng Nhân Sư
Lỗ trên đỉnh đầu tượng
Có một chiếc lỗ đã được phát hiện trên đầu tượng Nhân sư. Trên một số hình ảnh ghi nhận bằng flycam trong những thời kỳ đầu có phát hiện một lỗ to giữa phần đầu của tượng Nhân Sư. Đây được cho là lối vào phía bên trong tượng. Và một bức ảnh được khi lại năm 1925 của một linh mục tên Johann Helfrich đã đi vào phía bên trong đầu của tượng nhân sư.
Thực hư về câu chuyện vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, trong những bức ảnh gần đây, chiếc lỗ đã không còn xuất hiện. Đây chính là một dấu chấm hỏi lớn thách thức nhiều nhà khoa học. Liệu lỗ trên đầu tượng có thực sự tồn tại hay nó đang ẩn dấu một bí mật gì?
Các giả thuyết về thiên văn học
Do nằm cùng với Kim Tự Tháp, nên điều này cũng đã dẫn đến những giả thuyết về thiên văn học. Một số nhà nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết, Tượng Nhân Sự cùng với Đại Kim Tự Tháp Giza đây chính là cỗ máy khai thác năng lượng khổng lồ nhằm tiêu hóa năng lượng của mặt trời.
Nếu như đặt ba Kim Tự Tháp cùng với Tượng Nhân sư thì vị trí của chúng thẳng hàng và cùng với các chòm sao Leo, Orion và the Milky Way. Nhiều giả thuyết khác được cho rằng đây là một công trình của người ngoài hành tinh. Còn những công trình này chính là trạm phát sóng năng lượng cho hành tinh mẹ. Mặc dù vậy, mỗi giả thuyết được đặt ra đều vấp phải những ý kiến trái chiều.
Căn hầm bên trong Tượng Nhân Sư
Có một số người tin rằng tồn tại một thư viện bên dưới Tượng Nhân Sư được gọi là Hall of Records. Thư viện này được cho là nơi lưu trữ những kiến thức và tinh hoa của người Atlantis khi họ di cư đến Ai Cập. Đây là một cách để họ có thể giữ gìn và truyền lại kiến thức cho thế hệ sau này.
Năm 1977, một số các nhóm nhà khoa học đã sử dụng sóng âm để khám phá bên trong Tượng Nhân Sư. Họ đã phát hiện ra một khoảng không hình chữ nhật lớn dưới chân trước của tượng Nhân Sư. Những phát hiện này đã làm dấy lên nhiều suy đoán về những gì đang ẩn dấu dưới tượng Nhân Sư. Một số người cho rằng, dưới đó có thể ẩn chứa những cánh cổng đến một chiều không gian khác. Tuy nhiên, không ai có thể khám phá những căn phòng này do chúng quá sâu cũng như việc nãy sẽ gây những hư hại nghiêm trọng đến tượng Nhân Sư.