CẦU ORESUND – SỰ “BIẾN MẤT KỲ DIỆU” GIỮA LÒNG ĐẠI DƯƠNG

CẦU ORESUND - SỰ "BIẾN MẤT KỲ DIỆU” GIỮA LÒNG ĐẠI DƯƠNG

Đại dương ẩn chứa vô vàn những cuộc biến mất kỳ lạ. Nhưng có một công trình đặc biệt có thể biến mất một cách kỳ diệu ở Đại Tây Dương, nối liền Đan Mạch – Thuỵ Điển và trở thành biểu tượng giao hảo của hai quốc gia Bắc Âu. 

Oresund – Công trình kỳ vỹ xuyên Đại Tây Dương 

Ý tưởng về cây cầu xuyên đại dương

Oresund là một kiệt tác kỹ thuật được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Đan Mạch George KS Rotne. Cây cầu nối liền giữa thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmo – Thuỵ Điển đã dành được nhiều giải thưởng về thiết kế và kỹ thuật ấn tượng. 

Cây cầu “biến mất" giữa lòng đại dương
Cây cầu “biến mất” giữa lòng đại dương

Dựa trên tính toán khối lượng vận tải sẽ chuyên chở, các kỹ sư cho rằng cây cầu Oresund phải rất cao và đồ sộ nếu xây dựng bên trên mặt biển. Tuy nhiên, độ cao của các tháp đỡ sẽ làm cản trở tầm nhìn và hạ cánh của các máy bay của sân bay Malmo (Thuỵ Điển) gần đó. Vì vậy, ý tưởng về cây cầu xuyên biển đã ra đời. 

Cây cầu nối hai thành phố của Đan Mạch và Thuỵ Điển 
Cây cầu nối hai thành phố của Đan Mạch và Thuỵ Điển

Kết cấu đặc biệt 

Cầu Oresund bắc qua eo biển Oresund, kết cấu gồm 3 phần: phần cầu chạy nổi trên mặt nước, đường hầm và một hòn đảo nhân tạo. Với tổng chiều dài 12km, trong đó 8km đầu tiên nằm hoàn toàn trên mặt biển và 4km còn lại là chạy đường hầm dưới đáy biển xuyên qua đảo nhân tạo Peberholm, chạy qua đoạn đường hầm xuyên biển được gọi là đường hầm Drogden, cây cầu này đã tạo nên một cảnh tượng độc đáo.

Đây cũng là một trong những cây cầu dây văng có kiến trúc ấn tượng nhất thế giới
Đây cũng là một trong những cây cầu dây văng có kiến trúc ấn tượng nhất thế giới

Nhìn từ trên cao, cây cầu dường như mất hút giữa lòng đại dương xanh thẳm, tạo thành cảnh tượng ngoạn mục mà bất cứ ai cũng muốn trải nghiệm một lần trong đời. 

Cầu được khai trương vào ngày 1 tháng 7 năm 2000, chỉ sau 5 năm xây dựng. Để xây dựng công trình ngoạn mục xuyên biển, các kỹ sư đã tính toán nhiều đến vật liệu cấu tạo nên cầu Oresund. Cùng với các giá treo, cây cầu còn cần đến một số lượng lớn các tháp đỡ cao và được xây dựng trên đất liền và sau đó được cẩu nổi lớn kéo ra ngoài.

Về vật liệu xây dựng, cầu Oresund được xây dựng từ vật liệu nạo vét từ đáy biển. Các kỹ sư đã đặc biệt thận trọng với các vật liệu để không khuấy động bụi dưới đáy biển hoặc làm xáo trộn hệ thực vật và động vật biển. 

Tuyến giao thông huyết mạch của hai quốc gia

Là cây cầu dây văng nối hai quốc gia Đan Mạch và Thuỵ Điển, đây cũng là tuyến giao thông quan trọng huyết mạch giúp người dân giữa hai quốc gia có thể đi lại dễ dàng hơn. Theo ước tính, hơn 3,5 triệu người dân đã đi lại công tác, làm việc, học tập dễ dàng hơn ở hai quốc gia. 

Cây cầu trở thành biểu tượng ngoại giao của hai quốc gia Bắc Âu
Cây cầu trở thành biểu tượng ngoại giao của hai quốc gia Bắc Âu

Sau khi cầu Oresund được xây dựng cũng giúp giảm ách tắc cho các tuyến đường giao thông nội địa nối hai thành phố, nhất là trong trung tâm thủ đô Copenhagen. Các nhà khoa học cũng đã tính toán, bằng giải pháp xây cầu chạy xuyên biển cũng giúp giảm tải bớt lượng khí thải carbon trong thành phố. 

Đối với riêng ngành du lịch, cầu Oresund đã mang lại lợi ích lớn cho hoạt động thương mại – du lịch của hai quốc gia. Rất nhiều khách du lịch đã đổ về đây và muốn được trải nghiệm cảm giác đi cầu xuyên biển ngoạn mục. 

Khám phá hệ sinh thái phong phú trên hòn đảo nhân tạo cũng là trải nghiệm hấp dẫn
Khám phá hệ sinh thái phong phú trên hòn đảo nhân tạo cũng là trải nghiệm hấp dẫn

Đặc biệt, đối với những người yêu thiên nhiên, trải nghiệm cầu xuyên biển Oresund và khám phá hệ sinh thái động thực vật phong phú trên hòn đảo nhân tạo Peberholm cũng là hoạt động hấp dẫn. Hệ thực vật và động vật trên đảo phát triển hoàn toàn tự do và trở nên rất đa dạng. Các nhà khoa học đã xác định được hơn 500 loài thực vật khác nhau có mặt trên hòn đảo nhân tạo nên. Đây cũng là nơi sinh sản phổ biến của các loài chim và môi trường sống của loài cóc xanh quý hiếm.

Cầu Oresund được xây dựng cũng giúp giảm ách tắc cho các tuyến đường nội địa
Cầu Oresund được xây dựng cũng giúp giảm ách tắc cho các tuyến đường nội địa

Cầu Oresund sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá Bắc Âu: Phần Lan – Thuỵ Điển – Na Uy – Đan Mạch, là trải nghiệm đáng giá trong chuyến du lịch của Quý vị! Liên hệ Pan American Travel để được tư vấn chương trình cụ thể!