Tàn tích đẹp đến mê người của ngôi đền nữ thần Hathor Ai Cập

Tàn tích đẹp đến mê người của ngôi đền nữ thần Hathor Ai Cập

Hathor là một trong những vị thần quan trọng trong niềm tin của người Ai Cập cổ đại. Nữ thần gắn liền với âm nhạc, niềm vui, khiêu vũ và tình mẫu tử; cô còn được gọi là người phụ nữ của bầu trời. Chình vì đóng vai trò quan trọng, một ngôi đền điêu khắc đẹp đến mê mẩn dọc phía nam Ai Cập thờ nữ thần này đã được xây dựng. 

Đây là ngôi đền nổi bật và là một điểm đến không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đến với  Ai Cập. Bên cạnh những trang trí đẹp mê hồn, ngôi đền còn ẩn chứa những vết tích và ghi chép được cho là “bóng đèn Dendera”. Điều này đã làm tốn giấy mực và thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu và khảo cổ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giải thích thỏa đáng cho bí ẩn về ngụ ý của những ghi chép này. 

Nữ thần Hathor là ai ? 

Đền Dendera hay còn được gọi là đền thờ nữ thần Hathor. Bà được tôn sùng bởi các hoàng gia và những người dân. Trong các lăng mộ cổ đại, Hathor được miêu tả  là “Tình nhân phương Tây” với ngụ ý đón chào người chết ở kiếp sau. 

Nữ thần phương Tây - Hathor trong các bức tranh cổ đại
Nữ thần phương Tây – Hathor trong các bức tranh cổ đại

Nguồn gốc ban đầu của nữ thần tình yêu từ Hy Lạp. Sau một cuộc tranh cãi lớn, cô đã rời đi và trở thành nữ thần đem đến nụ cười, mang niềm hạnh phúc và biểu tượng cho tình yêu và sắc đẹp. Khi có người gặp khó khăn và bất công cô sẽ đến ôm chặt họ và giúp những người dân. 

Hathor cũng là vợ của thần bầu trời Horus. Cô là vị thần rất quan trọng trong tôn giáo với bốn hình tượng khác nhau. Hình dạng đầu tiên mang đầu bò, hình dạng tiếp theo là ankh – sự sống, hình dạng khác là một con sư tử đáng sợ cuối cùng là con sư tử đang gầm. 

Việc thời phụng nữ thần bắt đầu từ Predynastic trước 3100 TCN. Ngồi đền ở Dendera cách thành phố Luxor 37 dặm đã được xây dựng cho nữ thần Hathor vào thế kỷ thứ II TCN và được trùng tu vào khoảng thế kỷ thứ I. 

Trong đền Dendera có gì?

Cổng vào đền 
Cổng vào đền

Trung tâm thờ cúng chính của nữ thần ở Dendera, nơi có một trong những ngôi đền được bảo tồn tốt nhất ở Ai Cập ngày nay. Lối vào của ngôi đền, với sáu cột khổng lồ có đầu của Hathor, được coi là một trong những di tích đẹp nhất ở Ai Cập. Sistrums (một nhạc cụ) gắn liền với nữ thần, đóng khung đầu của cô ấy.

Khu phức hợp đền thờ cũng bao gồm một cổng vào hoành tráng, được xây dựng bởi Trajan cũng như Domitian, một hoàng đế La Mã khác. Ngôi đền ban đầu là nơi đặt bản đồ sao Cung hoàng đạo nổi tiếng của Dendera. 

Một số bức phù điêu với hình người và động vật đã được minh họa dưới bầu trời đêm trên nền nền trần của một nhà nguyện trong Đền nữ thần Hathor – Nơi cử hành những bí ẩn về sự phục sinh của thần Osiris. Các nhà Ai Cập học xác định rằng nó nên được hiểu là một bản đồ bầu trời chứ không phải là một lá số tử vi khổng lồ hay một công cụ chiêm tinh vĩnh viễn.

Tranh trên trần của phòng trưng bày
Tranh trên trần của phòng trưng bày

Biểu tượng về các cung hoàng đạo đã không xuất hiện ở Ai Cập cho đến thời kỳ xâm lược của Hy Lạp – La Mã. Sự có mặt của các biểu tượng chòm sao ở đền của nữ thần Hathor được coi là một một sự du nhập văn hóa lớn. Đây là sự kết hợp của các lý thuyết thiên văn và chiêm tinh. 

Họa tiết được in vẽ trên tường 
Họa tiết được in vẽ trên tường

Ngoài ra về tổng quan, cả quần thể kiến trúc lăng mộ có diện tích khoảng 40.000 mét vuông. Đền Hathor chiếm diện tích lớn nhất trong khu lăng mộ phức hợp. Tiếp theo là Mammisi. Khu bảo tồn Isis, hồ linh thiêng được sử dụng trong các nghi lễ của các thầy tế linh thiêng, vương cung thánh đường Coptic, phòng trưng bày,… 

Bí ẩn về “bóng đèn Dendera”

“ Bóng đèn Dendera” có lẽ là một trong những bí ẩn gây tranh cãi nhiều nhất trong giới khoa học cũng như khảo cổ học ngày nay. Có rất nhiều người đã cho rằng người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng một vật có thể phát ra ánh sáng như đèn điện từ hàng ngàn năm trước dựa trên các bức tranh trong đền thờ nữ thần Hathor. 

Hình ảnh được cho là bóng đèn
Hình ảnh được cho là bóng đèn

Trên những bức điêu khắc ở tường bên trong đền thờ, các hình vẽ về cách người Ai Cập cổ đại sử dụng bóng đèn để thắp sáng. Sâu hơn họ còn miêu tả nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Đường điện sẽ đi vào đuôi đèn, tia sáng được tạo ra sẽ làm ống cong sáng lên. Các nhà khảo cổ học còn cho rằng các hạt electron trong điện được mô tả dưới hình rắn. Trong đời sống của người Ai Cập, rằng thường tượng trưng cho năng lượng thần thánh. 

Người Ai Cập sử dụng một loại vật dụng lạ
Người Ai Cập sử dụng một loại vật dụng lạ

Tuy nhiên để củng cố cho lập luận này các nhà khoa học vẫn cần phải có thêm nhiều bằng chứng hơn. 

Du lịch đền Dendera, Ai Cập

Phương tiện

Có rất nhiều cách để đến được với đặt chân đến đền thờ nữ thần Hathor.

Di chuyển bằng taxi

Bạn hoàn toàn có thể bắt xe taxi từ thành phố Luxor hoặc khởi hành từ trung tâm thị trấn Quena để đến với đền với Dendera. 

Di chuyển bằng thuyền 

Thuyền là một phương tiện di chuyển phổ biến ở Ai Cập. Do vậy bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng các thuyền hoặc du thuyền trên sông Nile. Tuy nhiên, đối với các du thuyền chuyến đi thường sẽ trong ngày nên bạn sẽ chỉ được đặt chân đến một địa điểm là đền chính.

Du thuyền sông Nile 
Du thuyền sông Nile

Di chuyển bằng tàu

Có một chuyến tàu từ thành phố Luxor đến với Dendera. Tuy nhiên, tuyến này lại hoạt động khá muộn và thường mất khoảng 40 – 55 phút để đến với Qena. 

Du lịch mùa nào đẹp nhất

Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Ai Cập rơi vào tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau. Đây là khoảng thời gian có nhiệt độ dễ chịu nhất trong năm. Do địa hình sa mạc nên ban ngày nhiệt độ sẽ cao và mặt trời nắng chói khoảng 40 độ , tuy nhiên khi mặt trời lặn nhiệt độ lại giảm đột ngột. Do đó khi du lịch đến Ai Cập, du khách cần chuẩn bị các phụ kiện chống nắng như khăn trùm đầu,… để giảm thiểu ảnh hưởng của tia UV. 

Du lịch Ai Cập
Du lịch Ai Cập

Có nên du lịch Ai Cập vào tháng ăn chay Ramadan không? 

Đạo Hồi chính là tôn giáo chính của người Ai Cập. Ramadan cũng là một trong những sự kiện quan trọng. Người Hồi giáo quan niệm rằng tháng ăn chay Ramadan là thời gian để tâm hồn con người được trẻ lại. Trong giai đoạn này các nhà hàng, quán cà phê hay chợ đều sẽ đóng cửa do đó chỉ các cửa hàng của những người không theo đạo Hồi mở cửa. Tình trạng quá tải thường xuyên xuất hiện. Bên cạnh đó bạn cũng tránh tụ tập uống rượu hoặc ăn vặt ngoài đường trong thời gian này. 

Tháng ăn chay Ramadan ở người Ai Cập 
Tháng ăn chay Ramadan ở người Ai Cập

Mặc dù những quy định khá nghiêm khắc trong thời gian này, đây vẫn là một trải nghiệm mà bạn đáng thử. Một nét văn hóa đặc biệt của tín ngưỡng Hồi giáo. Bên cạnh đó, sau kết thúc lễ ăn chay Ramadan, một lễ hội 3 kéo dài 3 ngày sẽ được tổ chức.