Nhắc đến nước Ý – trung tâm nghệ thuật Châu Âu không chỉ nổi tiếng với những công trình ấn tượng như Đấu trường La Mã cổ, Đài phun nước Trevi, kinh đô thời trang Milan, thành phố kênh đào Venice,…mà còn khiến khách du lịch tò mò bởi công trình kỳ lạ: tháp nghiêng Pisa.
Kiến trúc đặc biệt của tháp nghiêng Pisa
Được xây dựng từ năm 1173, tháp nghiêng Pisa nằm trong quần thể kiến trúc khu vực bao gồm: thánh đường, nhà thờ, nhà rửa tội, tháp chuông mang tên Campo dei Miracoli. Phải mất đến gần 200 năm xây dựng từ 1173 đến 1350, tháp nghiêng Pisa mới hoàn thành. Đến năm 1178, sau khi hoàn thành 3 tầng tháp đầu tiên, công trình này đã bắt đầu có xu hướng nghiêng về hướng Nam so với bản vẽ.
Cho đến nay, độ nghiêng chính xác của tháp Pisa là 3,97, có nghĩa nếu so với phương thẳng đứng, trần tháp sẽ cao hơn 3,9m. Nhờ kiến trúc đặc biệt và độ nghiêng kỳ lạ này, tháp nghiêng Pisa được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987.
Vì sao tháp nghiêng Pisa không bị đổ sau hơn 800 năm?
Một câu hỏi mà rất nhiều khách du lịch khi đến đây đều tò mò rằng: Vì sao sau gần 800 năm xây dựng, dù đã có những dấu hiệu bị nghiêng từ những tầng tháp đầu, song đến nay công trình này vẫn không bị đổ, thậm chí còn được xem là biểu tượng của sự vững chãi?
Thông thường, đối với những công trình lớn, việc các kiến trúc sư khảo sát địa chất địa tầng của khu vực, hướng xây của công trình rất quan trọng vì chỉ cần những sai sót nhỏ sẽ dẫn đến nguy cơ sụp đổ. Phải chăng, độ nghiêng của tháp Pisa là một trong những dụng ý của vị kiến trúc sư tài ba Bonanno Pisano.
Hiện nay, có 2 nguyên nhân lý giải cho việc tháp nghiêng Pisa bị nghiêng:
Thứ nhất, địa chất khu vực xây dựng tháp nghiêng chủ yếu là đất sét, bùn và cát, vì vậy khi xây dựng công trình lớn rất dễ xảy ra sụt lún.
Thứ hai, phần móng của công trình này được làm từ đất sét với độ sâu khoảng 3m không đủ vững chãi để chịu được toàn bộ trọng lực lên tới 14,000 tấn của toà tháp.
Có thời điểm, người Ý đã cố gắng nắn thẳng toà tháp này bằng cách đổ thêm bê tông vào phần móng của tòa tháp, tuy nhiên điều này chỉ làm cho tháp Pisa nghiêng hơn.
Tuy nhiên, một điều đặc biệt được các nhà khoa học phát hiện ra rằng, chính phần đất nền là bùn cát dễ lún này lại tạo nên sự vững chãi của toà tháp nghiêng trong gần 800 năm qua. Trong lịch sử của nước Ý, hàng loạt những cơn rung chấn lớn nhỏ vẫn không thể làm sụp đổ công trình độc đáo này. Chiều cao và độ cứng của tháp (nhờ chất liệu đá cẩm thạch) kết hợp cùng độ mềm của đất móng tạo ra cấu trúc bảo vệ trong những trận rung chấn lớn. Thậm chí, nhờ kết cấu này, các nhà khoa học khẳng định toà tháp vẫn sẽ được an toàn trong thời gian dài.
Ý nghĩa lịch sử, văn hoá, du lịch của tháp nghiêng Pisa
Đến nay, tháp nghiêng Pisa đã trở thành biểu tượng du lịch, văn hoá nổi tiếng của nước Ý và là địa điểm thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Tòa tháp trở thành biểu tượng của văn hoá La Mã cổ đại và cũng là biểu tượng cho ý chí, vững chãi.
Để bảo tồn công trình này, chính phủ Ý đã đặt ra một loạt những quy định khắt khe đối với khách du lịch khi tham quan như: mỗi nhóm tham quan khi vào tháp chỉ tối đa 30 người, thời gian không kéo dài 30 phút, khách du lịch cần tập thể dục khởi động để có thể leo liên tục 294 bậc thang bị nghiêng mà không bị chóng mặt,…
Trong hành trình phá Châu Âu: Pháp – Ý – Thuỵ Sĩ, Pan American Travel sẽ cùng quý vị khám phá tòa tháp nghiêng Pisa độc đáo nhất thế giới. Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng di sản này và lắng nghe câu chuyện thú vị về nước Ý.