Con người sẽ đến một thế giới khác sau khi chết và số phận của họ sẽ do các vị thần quyết định. Cái chết và cuộc sống vĩnh hằng ở thế giới bên kia chính là niềm tin tôn giáo tuyệt đối từ xa xưa của người Ai Cập Cổ đại. Đối với các Pharaoh đáng kính của họ, việc xây dựng những lăng mộ đồ sộ chính là minh chứng của sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước cõi bất tử.
Bên cạnh Đại kim tự tháp, phía bắc Ai Cập, một lăng mộ tồn tại 3 thiên niên kỷ mang tên Thung lũng của các vị vua với niềm tin đây sẽ là nơi yên nghỉ và cánh cổng hồi sinh các vị khi sang thế giới bên kia.
Thung lũng các vị vua nằm ở đâu?
Thung lũng các vị vua (Kings Valley) hay từng được biết đến với tên gọi Nơi chôn cất hàng triệu năm của Pharaoh. Đây là hệ thống lăng mộ phức tạp nằm ở bờ Tây sông Nin và gần thành phố lịch sử Luxor.
Xuất phát từ mục đích giữ bình yên cho giấc ngủ của các Pharaoh cũng như tránh khỏi sự săn lùng và quấy rối bởi các tay trộm mộ và những kẻ đối địch, người nối dõi và thần dân đã quyết định chôn cất các đấng tối cao tại một thung lũng vắng vẻ. Người Ai Cập cổ đã quyết định lựa chọn thung lũng chìm sâu trong lòng núi nằm phía sau dãy Dayr al – Baḥrī làm nơi chôn cất các Pharaon đáng kính.
Thung lũng các vị vua được chia thành thung lũng phía Đông và thung lũng phía Tây. Trong đó, theo các nhà khảo cổ học bờ Tây đã từng là nơi chôn cất của các vị vua và hoàng tộc từ Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2181 – 2055 TCN) trở đi. Ngự trị phía đông bắc của thung lũng là nơi chôn cất thuộc các vị vua vương triều thứ 11.
Trong thời kỳ Tân Vương Quốc (1500 – 1069 TCN), Thung lũng các vị vua đã trở thành nơi chôn cất của 63 vị Pharaoh trên toàn Ai Cập trong đó Tutankhamun, Seti I và Ramses II. Thêm vào đó, người ta còn phát hiện thêm 20 ngôi mộ đang được hoàn thành.
Trong thung lũng các vị vua ẩn chứa bí mật gì?
Vị trí chôn cất
Sâu bên trong Thung lũng các vị vua ẩn chứa những ngôi mộ. Tại đây chôn cất các vị vua Pharaoh cùng một số hoàng hậu, quan chức cấp cao và đa số các con trai của vua Ramses II.
Địa điểm chôn cất cũng được người Ai Cập lựa chọn vô cùng kỹ lưỡng. Toàn thung lũng nằm ở phía Tây của dòng sông Nin linh thiêng. Theo quan điểm của người Ai Cập, cái chết được đặt ở chân trời phía Tây với mục đích theo ánh sáng, người quá cố sẽ dần được tái sinh, trẻ hóa và trỗi dậy mạnh mẽ hơn ở chân trời phía đông.
Ngoài ra, toàn thung lũng các vị vua còn được che chở dưới bóng của một đỉnh núi hình kim tự tháp. Một kim tự tháp tự nhiên được coi là dấu hiệu thành thần về sự sống vĩnh cửu bên kia thế giới.
Niềm tin của người Ai Cập về thế giới bên kia
Không chỉ Ai Cập mà các tôn giáo và tín ngưỡng khác trên thế giới đều có niềm tin phổ biến vào cái chết và thế giới bên kia. Họ cho rằng cái chết ở trần tục chính là khởi đầu cho sự sống ở cõi vĩnh hằng. Và để đáp ứng cho cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia, người Ai Cập sẽ đảm bảo một số điều kiện sau.
Đầu tiên là thi thể còn nguyên vẹn. Đây cũng là lý do vì sao thuật ướp xác lại được ra đời. Trong ngôi mộ có càng nhiều đồ tùy táng cùng như của cải,… Tuy nhiên đây mới là bước đầu tiên của đường đến với các vị thần. Để bước qua cánh cổng, người đã khuất còn phải vượt qua bài kiểm tra phán xét của thần Anubis.
Theo thần thoại, thần Horus (vị thần có đầu giống chim ưng) sẽ dẫn dắt linh hồn qua con đường rực lửa và đầy rẫy rắn hổ mang đến với đài phán xét. Và tại đây, dưới sự giám sát của thần Anubis, trái tim của người chết sẽ được đặt lên một cán cân với bên kia là một chiếc lông vũ (tượng trưng cho công lý, sự thật và hài hòa).
Nếu cán cân thăng bằng, điều này thể hiện đó là người có tâm hồn thuần khiết, làm nhiều việc tốt ở trần gian. Người này sẽ được chào đón ở vùng đất vĩnh hằng của thần Osiris. Tuy nhiên, quả tim nặng hơn trong cán cân, đó chứng tỏ người đã chết làm nhiều điều vi phạm đạo đức lúc còn sống. Họ sẽ bị một vị thần là Ammut nuốt chửng tất cả linh hồn như một hình phạt thích đáng.
Kho báu của các Pharaoh
Do tập tục, Người Ai Cập cổ đại thường chôn cất rất nhiều của cải, châu báu và những vật có giá trị cùng các vị Pharaoh. Chính vì vậy, những ngôi mộ của các vị vua luôn nằm trong tầm ngắm của những kẻ trộm mộ trong nhiều thế kỷ.
Trang sức, quần áo, thức ăn dành cho bữa tiệc hoàng gia, thậm chí cả thú cưng cũng được chôn cất và mai táng cùng với xác ướp. Các đồ vật này với mục đích giúp người đã khuất có cuộc sống đầy đủ trong cõi vĩnh hằng. Thậm chí theo truyền thuyết, mang theo nhiều của cải sẽ được thần Anubis (thần cái chết) ưu ái đến những nơi tốt đẹp hơn.
Mặc dù được chôn cất và che dấu rất kỳ lưỡng, những hầu hết các ngôi mộ hoàng gia trong thung lũng các vị vua đều đã bị trộm trước triều đại thứ 20. Các ghi chép của người Ai Cập cổ đại đã cho biết có một cuộc hành hình vô cùng khắc nghiệt những tên trộm mộ đã được diễn ra. Thêm vào đó, thời điểm nhà văn người Hy Lạp Diodorus Siculus khám phá thung lũng vào khoảng năm 60 trước Công nguyên ông đã viết: “ Tôi gần như không tìm thấy gì ngoại trừ sự tàn phá nặng nề còn sót lại.”
Lời nguyền của các vị Pharaoh
Bên cạnh những kho báu thì lời nguyền dành cho những kẻ cả gan mạo phạm khi đánh thức giấc ngủ của các Pharaoh là vô cùng đắt giá. Các lời nguyền cổ xưa đã từng xuất hiện trên mặt của các ngôi mộ. Các thầy tu thường yểm lên đó những lời cảnh cáo để bảo vệ ngôi mộ cho các Pharaoh.
Ví dụ về một lời nguyền được trích trong các ngôi mộ đã được tìm thấy: “ Đáng nguyền rủa thay những kẻ quấy rầy phần còn lại của Pharaoh . Những kẻ phá vỡ phong ấn của ngôi mộ này sẽ phải chết bởi một căn bệnh mà không bác sĩ nào có thể chẩn đoán được.”
Tham quan Thung lũng các vị vua
Thung lũng các vị vua được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Nó được xây dựng với cấu trúc khoét sâu vào trong một ngọn đồi đá vôi, trong một thung lũng khô cằn.
Địa địa du lịch nổi tiếng này mở cửa cho phép khách tham quan được vào 3 ngôi mộ trong đó có lăng mộ nổi tiếng của vị vua trẻ Tutankhamun. Những ngôi mộ tại đây hội tụ từ các kiến trúc đến phức tạp. Các buồng đơn giản cắt đá đến những các phòng có nhà nguyện tiền sảnh được chạm khắc đá. Hầu hết những ngôi mộ cắt đá ấn tượng thuộc về các Pharaoh thuộc thời đại Tân vương quốc (1550 – 1069 TCN).
Những bức phù điêu đầy màu sắc chắc chắn sẽ làm bạn phải choáng ngợp. Chúng được lấy cảm hứng hoặc trích từ các tác phẩm thần học cổ đại, được đưa vào lăng mộ với mục đích giúp người quá cố thuận lợi sang kiếp sau. Cuốn sách linh thiêng đó là “Sách của người chết” kể về cuộc hành trình của thần mặt trời – thần Ra xuyên qua bóng tối đến với vương quốc vĩnh hằng của thần Osiris.
Những bức phù điêu này còn đảm bảo cho người chết được thần Ra bảo vệ trên con đường lênh đênh sang thế giới bên kia.
Lăng mộ của Ramese VII
Đây là lăng mộ mới được mở cửa cho khách quan du lịch thời gian gần đây. Lăng mộ của Ramses VII (1136 -1129 TCN) là lăng mộ được hoàn thiện gấp rút hơn dự kiến do cái chết đột ngột của ông. Các bức tường trên phía hành lang dẫn đến phòng chôn cất được trang trí và giữ được hiện trạng khá tốt. Trên các bức phù điêu cho ghi lại nghi thức tế lễ và những đoạn văn trong cuốn sách về Trái Đất.
Mặc dù mới được mở cửa trở lại, nhưng theo tranh của các ẩn sĩ Copic Hy Lạp từ thế kỷ 19, lăng mộ này đã được tìm thấy và thậm chí đây là nơi ẩn sống của họ.
Lăng mộ của vua Ramses IX
Đây là lăng mộ nhận được lượt tham quan nhiều nhất với hành lang và lối vào rộng cùng những chạm khắc tinh tế ngợp hồn. Ở phần tiền sảnh được trang trí bằng các loại động vật như rắn và ác quỷ. Phía sau là phần hội trường có các cột chóng lớn và một hành lang ngăn phòng chôn cất.
Các bức tường trong phòng chôn cất đều mô tả nội dung các cuốn sách về Trái Đất, Thiên Đường, Amduat. Mặc dù chưa được hoàn thiện, tuy nhiên, đây là ngôi mộ trong thung lũng được bảo tốt nhất về các phần trang trí.
Lăng mộ của Pharaoh Ramses VI
Sự tồn tại nguyên vẹn của lăng mộ Tutankhamun phần lớn phụ thuộc và sự tồn tại của lăng mộ Ramses VI. Hàng tấn đất đá vụn trong quá trình xây dựng đã được ném ra ngoài. Điều này đã khiến lăng mộ của Tutankhamun bị toàn bộ che phủ. Nhờ vậy mà lăng mộ của vị vua trẻ tuổi mới được giữ nguyên vẹn.
Lăng mộ của vua Ramses đã bị xâm phạm sau 20 năm khi chôn cất. Các tôi tớ và hậu duệ đã chuyển xác của ông đến lăng mộ của Amenhotep II. Căn phòng chôn cất được trang trí công phu với những hình ảnh kép về những cuốn sách kể về ngày và đêm trên trần nhà. Bức tranh về màn đêm được vẽ dưới màu đen và vàng để cho thấy nữ thần bầu trời nuốt mặt trời vào mỗi buổi tối và sinh ra nó vào mỗi buổi sáng như một chu kỳ bất tận của sự sống. Đây cũng là ngụ ý của sự hồi sinh linh hồn các Pharaoh đã chết.