Đại sứ quán là gì? Đại sứ quán và lãnh sự quán khác nhau ở điểm nào?

Đại sứ quán là gì? Đại sứ quán và lãnh sự quán khác nhau ở điểm nào?

Trên thực tế, do cách gọi na ná nhau mà nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn giữa Đại sứ quánLãnh sự quán, cũng như chưa hiểu rõ về chức năng của 2 cơ quan này. Nhằm giúp bạn có cái nhìn rõ hơn, sau đây hãy cũng Pan Visa giải đáp qua bài viết sau, trả lời cho câu hỏi Đại sứ quán là gì? Đại sứ quán và Lãnh sự quán khác nhau ở điểm nào?

Đại sứ quán là gì

Đại sứ quán (Embassy) là cơ quan đại diện ngoại giao của 1 nước đặt tại một quốc nước khác. Được thiết lập khi 2 đất nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý về việc thiết lập cơ quan ngoại giao. 

Khái niệm về Đại sứ quán
Khái niệm về Đại sứ quán

Trụ sở của Đại sứ quán sẽ luôn được đặt tại thủ đô của một quốc gia. Do đó tại Việt Nam, Đại sứ quán của tất cả các quốc gia đều có trụ sở được đặt tại thủ đô Hà Nội. Ngược lại, Đại sứ quán của Việt Nam cũng sẽ được đặt trụ sở tại thủ đô của nước bạn. Ví dụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc được đặt ở thủ đô Seoul.

Người đứng đầu cơ quan sẽ là Ngài Đại Sứ (hay còn được gọi với biệt hiệu là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền), theo sau là các chức vụ khác nắm vai trò vô cùng quan trọng như Tham tán, Bí thư, Tuỳ viên,… 

Lãnh sự quán là gì

Lãnh sự quán (Consulate) là tên gọi ngắn gọn của Tổng Lãnh Sự Quán. Là cơ quan ngoại giao của một đất nước được đặt tại thành phố của một đất nước khác, phụ trách một vùng nào đó. 

Khái niệm về Lãnh sự quán
Khái niệm về Lãnh sự quán

Là nơi làm việc của Tổng Lãnh Sự, theo sau là Phó Tổng Lãnh sự, Lãnh Sự, Phó Lãnh Sự, Tuỳ Viên,… . Lãnh sự quán sẽ được thành lập sau đại sứ quán khi quan hệ của 2 nước đạt đến một mức nhất định nào đó. Được thành lập khi cần đến vai trò của lãnh sự quán do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý,…

Sự khác biệt giữa đại sứ quán và lãnh sự quán

Đại sứ quán và Lãnh sự quán đều là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt trụ sở tại một đất nước khác. Vậy, điểm khác biệt của hai cơ quan này là gì?

Người đứng đầu đại sứ quán là Ngài Đại Sứ sẽ có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như Visa, kinh tế, văn hoá, chính trị,… . Đại sứ sẽ là người có trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại.

Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP.HCM
Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP.HCM

Trên thực tế, không có Lãnh Sự Quán mà chỉ có Tổng Lãnh Sự Quán, nhưng thường sẽ được gọi ngắn gọn là Lãnh sự quán. Tổng lãnh sự là cơ quan được lập ra để phụ trách một vùng nào đó. Tuy có quyền hạn ít hơn Đại Sứ Quán nhưng cơ quan này hoạt động độc lập và cũng báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại chứ không báo cáo lên Đại sứ Quán.

Tổng Lãnh Sự Quán Pháp tại TP.HCM
Tổng Lãnh Sự Quán Pháp tại TP.HCM

Về mặt ngoại giao thì chỉ duy nhất Ngài Đại Sứ mới có thể thay mặt chính phủ quốc gia của mình, truyền đạt các ý kiến quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế và Visa. Trong khi đó, Tổng Lãnh Sự Quán chịu trách nhiệm chính và chủ yếu về kinh tế và Visa.

Để giúp cho người đọc có cái nhìn rõ hơn về 2 khái niệm Đại sứ quán và Lãnh sự quán, sau đây là bảng tóm tắt, phân biệt sự khác nhau của hai cơ quan này.

Tiêu chí Đại Sứ Quán Lãnh Sự Quán
1. Khái niệm Là cơ quan đại diện ngoại giao của một đất nước này tại một đất nước khác. Là cơ quan ngoại giao của một đất nước được đặt tại thành phố của một đất nước khác, phụ trách một vùng nào đó.
2. Được thiết lập khi Được thiết lập chỉ khi hai nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Được thiết lập sau đại sứ quán khi quan hệ của 2 nước đạt đến một mức nhất định nào đó, khi cần đến vai trò của lãnh sự quán do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý,…
3. Vị trí đặt trụ sở Đại sứ quán luôn đặt tại thủ đô, do vậy Đại sứ quán của tất cả các nước đều được đặt tại Hà Nội. Tổng lãnh sự quán thường được đặt tại các thành phố lớn. Do vậy, phần lớn Tổng lãnh sự quán của các nước đều được đặt tại TP.HCM, có một vài quốc gia đặt Tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng.
4. Tổ chức nhân sự Người đứng đầu là Đại Sứ, theo sau là các chức vụ như Tham tán, Bí thư, tuỳ viên,… Người đứng đầu là Tổng Lãnh Sự, theo sau là các chức vụ như Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh sự, Phó Lãnh Sự, Tuỳ Viện,…
5. Quyền hạn của người đứng đầu Người đứng đầu đại sứ quán là Ngài Đại Sứ sẽ có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như Visa, kinh tế, văn hoá, chính trị,… .

Đại sứ sẽ là người có trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại.

Cấp trên của ngài Tổng Lãnh Sự chính là Bộ Trưởng Ngoại Giao. Do đó, Tổng lãnh sứ quán cũng báo cáo lên Bộ Ngoại Giao.

Tổng lãnh sự quán nhỏ hơn Đại sứ quán nhưng cũng làm việc như Đại sứ quán và có trách nhiệm trong vùng mình quản lý.

6. Về quyền ngoại giao Chỉ Ngài Đại Sứ mới có thể thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt những ý kiến quan trọng về kinh tế, chính trị,… Tổng lãnh sự quán chỉ có trách nhiệm trong vùng mình quản lý.
7. Về lĩnh vực hoạt động Hoạt động của Đại sứ quán rộng hơn bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến chính trị, quân sự, kinh tế. Hoạt động của Tổng lãnh sự quán hẹp hơn, chủ yếu là kinh tế và Visa.

 

Tổng kết, thị thực – Visa của một quốc gia nào đó sẽ được Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự Quán của quốc gia đó tại Việt Nam xét duyệt. 

Mong rằng với những thông tin mà Pan Visa cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi Đại sứ quán là gì? cũng như phân biệt được sự khác biệt giữa Đại sứ quán và Lãnh sự quán.

Nếu bạn có ý định đi xin Visa đi du lịch Mỹ, Canada, Châu Âu hoặc Úc,… hãy liên hệ Pan Visa để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết về những vấn đề về hồ sơ, giúp bạn đạt Visa nhanh nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Mọi thông tin xin liên hệ

https://panvisa.com.vn/

Địa chỉ văn phòng:

Cơ sở 1: 15 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng Trệt (Tầng G) Tòa nhà Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Hotline: 1800282811