Sông Nile là dòng sông vô cùng linh thiêng trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại. Dọc theo con sông huyền thoại này, hàng loạt các kiến trúc đền thờ, lăng mộ ấn tượng đã được trục vớt và phát hiện. Tuy nhiên, dưới sự biến đổi và tác động của con người xây con đập Aswan ngăn nước, các di tích có nguy cơ bị nhấn chìm dưới lòng sông trong đó có ngôi đền Abu Simbel.
Cùng Panvisa tìm hiểu về câu chuyện di chuyển ngôi đền diễn ra đầy thú vị này.
Abu Simbel được xây dựng khi nào?
Theo các nhà khảo cổ, ngôi đền Abu Simbel được xây dựng vào khoảng năm 1294 trước Công nguyên. Dựa vào các điêu khắc còn sót lại trong ngôi đền, nhiều khả năng quần thể đền này được xây dựng cho vua Ramses II và nữ hoàng Nefertari, vợ của ông.
Hiện tại, nó được tọa lạc tại thành phố Aswan, niềm nam Ai Cập và đối diện với khu vực của người Nubia cổ đại. Người Nubian chính là một trong những tổ tiên lâu đời nhất của người Châu Phi. Sau này, tộc người này đã bị cướp lãnh thổ, đồng hóa và dần biến mất tại châu Phi.
Trở lại với ngôi đền Abu Simbel, ước tính công trình này được xây dựng trong khoảng ít nhất 20 năm kể từ khi bắt đầu. Quần thế này bao gồm 6 ngôi đền bằng đá trong suốt thời kỳ Pharaoh Ramesses II trị vì. Hai đền lớn một ngôi ngồi đền được dành cho Ramesses II và ngôi đền thứ hai được dành cho vợ ông là Nữ hoàng Nefertari.
Đền Ramesses II thờ ba vị thần Ai Cập đó là thần sáng tạo Ptah (thần sáng tạo), thần Amun-Re (thần mặt trời), thần ReHarakti (thần bảo vệ các vị vua) và đồng thời cũng thờ cúng chính vị Pharaoh Ramesses này.
Ngôi đền phía bắc của nữ hoàng Nefertari được trang trí bằng những bức tượng cao 35 feet theo chân dung nhà vua và hoàng hậu, trong đó có tới 4 bức là của Pharaoh Ramesses II và hai bức của nữ hoàng Nefertari.
Đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Ai Cập
Các ngôi đền khi được phát hiện đã tọa lạc và khắc tạc trực tiếp trên đá sa thạch. Các nhà khảo cổ đã dự đoán rằng, chúng được xây dựng và thiết kế ngay trên một ngọn núi đá thô.Sau đó, các kiến trúc sư mới chuyển các ngọn núi đá này dần về với quy chuẩn của một kim tự tháp và lăng mộ.
Ở mặt tiền của ngôi đền là 4 pho tượng khổng lồ cao khoảng 22m được lấy cảm hứng nguyên mẫu từ Pharaoh Ramesses. Tư thế của vị vua này đều với một ánh mắt nghiêm định nhìn về phía trước. Trên đầu mỗi bức tượng đều được đội các loại vương miện khác nhau tượng trưng cho việc trị vì các vùng từ thượng đến hạ Ai Cập vào thời điểm đó.
Sau một trận động đất, bức tượng thứ hai bên trái bị sập mất phần đầu. Do đó ngày nay, du khách đến ngôi đền này tham quan chỉ còn 3 pho tượng còn nguyên vẹn.
Càng vào trong khu lăng mộ sẽ hẹp dần. Hai dãy hành lang được tạc 8 pho tượng thần Osiris khổng lồ – vị thần của bầu trời, tượng trưng cho quyền lực và tôn giáo. Phía sau bức tượng là các bức phù điêu được trang trí và chạm khắc tinh xảo, nhằm tái hiện lại những chiến công hiển hách, lẫy lừng của vị Pharaoh Ramesses II.
Bên cạnh đó, các bức phù điêu này còn miêu tả lại cuộc sống hằng ngày trong hậu cung. Có bức cũng miêu tả quá trình giao tiếp của Pharaoh với thần linh. Trải qua nhiều thiên nhiên kỷ, nhưng những bức phù điêu này vẫn còn lại khá nguyên vẹn chứng minh nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao của những người Ai Cập cổ đại.
Giải cứu kỳ quan trong gang tấc
Trong năm 1902 và 1971, hai công trình đập nước là Aswan và High được xây dựng. Trong đó con đập Aswan gần như đã điều hướng và ngăn dòng chảy tạo thành hồ nước nhân tạo Naseer. Công trình này đã đem lại lợi ích nhiều cho người dân Ai Cập tuy nhiên hệ quả của nó để lại là vô cùng nghiêm trọng vời các công trình cổ đại. Phần lớn các ngôi đền đã bị nhấn chìm và vĩnh viễn nằm dưới đáy hồ Naseer.
Mực nước ngày một dâng cao bắt buộc đến giới chức trách ai cập phải di chuyển và bảo quản các di sản. Dẫu vậy, đây vẫn là một công cuộc vô cùng tốn kém và đòi hỏi nhiều kỹ năng và kỹ thuật trong thời gian bấy giờ. Cuối cùng, chính quyền Ai Cập đã nhờ đến sự giúp đỡ của UNESCO.
Một số đề xuất được tổ chức này được đưa ra, nhưng các dự án đều gặp phải khó khăn khi đây là ngôi đền được xây dựng bằng những tảng đá nguyên khối. Không lâu sau đó, công cuộc giải cứu này được bắt đầu, toàn bộ ngôi đền được chia thành các khối khác nhau. Ước tính tổng tất cả các khối cho cuộc di dời này khoảng 1035 khối.
Các thiết bị chuyên dùng như cần cẩu được huy động để trục với và nâng nguyên khối hoàn toàn ngôi đền lên hơn 64m trên một đỉnh ngọn núi đá. Sau đó họ sắp xếp lại những khối đá và tái tạo lại ngôi đền.
Hơn 800 công nhân và 100 kỹ thuật viên đã làm việc liên tục trong vòng 4 năm dưới sa mạc. Chiến dịch giải cứu này đã thành công với sự hợp tác của hơn 50 quốc gia.
Một điểm đặc biệt ở ngôi đền Abu Simbel là những tia nắng mặt trời chỉ hai lần một năm mới có thể chiếu sâu vào căn phòng này. Ánh sáng sẽ chiếu thẳng vào những bức tượng của Ramses và hai vị thần. Hiện tượng này sẽ xảy ra vào ngày 22 tháng 2 và ngày 22 tháng 10. Dự đoán của các nhà khảo cổ cho biết, đây được cho là được cho là ngày đăng quang và sinh nhật của vua Ramses. Bức tượng duy nhất không được chiếu sáng vào những ngày này là của Ptah.
Khi các kỹ sư lên kế hoạch định vị lại Abu Simbel, họ cũng phải lưu ý đến sự liên kết năng lượng mặt trời 3.000 năm tuổi này. Công việc di dời hoàn tất vào ngày 22 tháng 9 năm 1968 và mọi người hồi hộp chờ đợi đến sáng ngày 22 tháng 10, một tháng sau. Khi mặt trời mọc vào ngày hôm đó, khuôn mặt của Ramses, Ra và Amun được chiếu sáng nhưng của Ptah thì không. Abu Simbel thực sự đã được di dời thành công.
Tham quan Abu Simbel cùng Pan American Travel
Ai Cập thực sự là quốc gia dành cho những lữ khách say mê những điều bí ẩn, những nền văn minh rực rỡ và những triều đại đã mất. Để không bỏ lỡ cơ hội tham gia các hành trình tiếp theo đến Ai Cập cùng Pan American Travel, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký.
– Ngày khởi hành: 14/09, 12/10, 9/11/2023
– Hành trình 8 ngày 7 đêm
ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ TRONG TOUR:
– Tặng vé cưỡi lạc đà xung quanh Kim Tự Tháp không giới hạn
– Tặng vé tham quan bên trong Kim Tự Tháp, đền Luxor, Thung lũng các vị vua và bảo tàng Cairo
– Miễn phí visa Ai Cập