Tùy viên là gì? Tùy viên ngoại giao có những quyền lợi gì?

Tùy viên là gì? Tùy viên ngoại giao có những quyền lợi gì?

Trong lãnh sứ quán có rất nhiều viên chức với chức vụ khác nhau như Đại sứ, Tham tán công sứ, Công sứ,… Trong nhóm chức vụ có hàm ngoại giao có một vị trí chắc chắn sẽ mang đến thắc mắc cho nhiều người đó là tùy viên. Bài viết dưới đây, Panvisa sẽ giúp bạn giải đáp tùy viên là gì và làm một tùy viên ngoại giao sẽ nhận được những lợi ích nào. 

Tùy viên là gì?

Theo từ điển Luật học, hàm tùy viên được định nghĩa là hàm ngoại giao sơ cấp nhất sau hàm bí thư thứ ba, bí thư thứ hai, bí thư thứ nhất, hàm tham tán, hàm công sứ và hàm đại sứ. Người mang hàm tùy viên sẽ được cử đi công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài. Trong quá trình công tác, tùy viên có thể sẽ được bổ nhiệm lên trên các chức vụ cao hơn. 

Tùy viên là gì?
Tùy viên là gì?

Tùy viên trong đại sứ quán sẽ nằm trong đại sứ quán để xử lý một chuyên môn, chuyên ngành và đại diện cho bộ ngành trong nước giao tiếp về các vấn đề được giao với các nước sở tại. 

Có các loại tùy viên nào?

Trong Cơ quan đại diện ngoại giao có thể có các cơ quan đại diện ngoại giao chuyên môn khác như quân sự kinh tế, văn hóa, thương mại,… 

Không nên nhầm lẫn giữa các loại tùy viên. Các tùy viên sẽ được đào tạo các kiến thức và nghiệp vụ khác nhau để trở thành một cán bộ ngoại giao xuất sắc. Nghiệp vụ đó bao gồm: Kiến thức đối ngoại, Kỹ năng/ Phương pháp đổi ngoại, nghiệp vụ đối ngoại và nghiệp vụ của một Tùy viên sẽ đảm nhiệm (quân sự, văn hóa,…). Chương trình chuyên sâu về ngành sẽ đảm nhận sẽ chiếm phần lớn thời gian trong quá trình đào tạo.

  • Tùy viên ngoại giao: Tùy viên ngoại giao là công chức,cán bộ ngành khác nằm trong đại sứ quán, công sứ quán với nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề chuyên môn , chuyên ngành và đại diện cho bộ ngành mình khi giao tiếp với các bộ, ngành tương ứng của nước sở tại. (Theo Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao 1955)

  • Tùy viên quân sự: Các viên chức với hàm tùy viên này sẽ làm các nhiệm vụ ngoại giao giao tiếp với bộ Quốc phòng, các chuyến thăm đơn vị và truyền đạt các thông điểm ngoại giao về quân sự đến nước đang đặt trụ sở. Tại nhiều nước không bổ nhiệm chức vụ tùy viên quân sự nói chung mà sẽ được chia ra nhỏ hơn như Tùy viên hải quân, Tùy viên Không quân, Tùy viên lục quân,… Các Tùy viên này sẽ đảm nhận các công việc cụ thể hơn theo chức năng. 
  • Tùy viên văn hóa: Tương tự như tùy viên quân sự, các tùy viên đảm nhận văn hóa sẽ phụ trách các nhiệm vụ trao đổi về văn hóa giữa hai nước. Tùy viên sẽ cùng tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa ý nghĩa. 
Tùy viên Mỹ hát bài hát Bụi Phấn nhân ngày 20/11 của Việt Nam
Tùy viên Mỹ hát bài hát Bụi Phấn nhân ngày 20/11 của Việt Nam
  • Tùy viên thương mại: Các tùy viên thương mại cũng sẽ đảm nhận các nhiệm vụ ngoại giao về thương mại giữa hai nước. Tùy viên thương mại sẽ tiến hành nghiên cứu các hoạt động của bộ Công Thương. 

Quyền ưu tiên và quyền miễn trừ ngoại giao với tùy viên

Tùy viên cũng là một trong những cán bộ ngoại giao của Nhà nước, do đó họ cũng được hưởng các quyền như các chức vụ khác trong Đại sứ quán. 

  • Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Một trong những quyền cốt lõi đối với một viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm về thân thể. Tùy viên sẽ hưởng quyền không bị bắt, giam giữ, đánh đập,không xúc phạm nhân phẩm, danh dự. Nước tiếp nhận Tùy viên sẽ có nghĩa vụ tôn trọng và đối xử lịch thiệp với họ và áp dụng mọi biện pháp để đảm đề phòng mọi hành vi xâm phạm đến đến thân thể, tự do và nhân cách của họ. 

  • Quyền bất khả xâm phạm đối với trụ sở, nhà ở và tài sản khác: 

Trụ sở và tài sản của các cơ quan, nhân viên và cán bộ ngoại giao là bất khả xâm phạm. Bất kỳ người nước ngoài nào muốn đặt chân đến nơi ở cần phải có sự cho phép của cơ quan hoặc chủ nhà. Trụ sở, nhà ở và tải sản của các cán bộ ngoại giao nói chung và tùy viên nói riêng sẽ miễn khám xét, trưng dụng, miễn tịch biên hoặc phá hoại. 

  • Quyền bất khả xâm phạm với hồ sơ tài liệu, tín vật và vật dụng lưu trữ: 

Các viên chức, thư tín và vật lưu trữ của cơ quan hoặc cá nhân viên chức, cán bộ ngoại giao đều được hưởng quyền này.

  • Quyền về thông tin liên lạc: 

Các cơ quan đại diện ngoại giao được lắp đặt các phương tiện cần thiết như đài, mật mã, thu, vô tuyến. Tuy nhiên, việc lắp đặt và sử dụng hệ thống thu phát vô tuyến vẫn phải nhận được sự đồng ý của các nước sở tại. 

  • Quyền được miễn xét xử hình sự:

Các tùy viên và viên chức ngoại giao khác có quyền được miễn xét xử hình sự tại nước đang tiếp nhận.

  • Quyền tự do đi lại: 

Tùy viên sẽ được tự do đi lại trên lãnh thổ nước tiếp nhận trừ một số địa phận quốc gia để đảm bảo an ninh và bảo mật quốc gia.

Bên cạnh các quyền trên tùy ứng viên nói riêng và cán bộ ngoại giao cũng được hưởng các quyền khác như miễn khám xét hành lý cá nhân, miễn thuế hải quan, miễn thuế và lệ phí, phản tố,… 

Phần nào bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc tùy viên là gì. Để trở thành một tùy viên trong Đại sứ quán cần phải được đào tạo kỹ lưỡng về chuyên môn. Ngoài ra, khi hoàn thành tốt nhiệm vụ tùy viên có thể được cân nhắc ở vị trí cao hơn trong Đại sứ quán. 

PANVISA.COM.VN

Trụ sở Hà Nội: Số 15 Đường Vạn Phúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: Tầng G, Tòa nhà Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 1800 282811