Công chứng giấy tờ ở đâu? Chi phí là bao nhiêu? 

Công chứng giấy tờ ở đâu? Chi phí là bao nhiêu? 

Trong các văn bản và thủ tục hàng ngày, bạn chắc chắn sẽ gặp một thuật ngữ đó là công chứng giấy tờ. Vậy khi nào cần công chứng giấy tờ và công chứng giấy tờ ở đâu hãy để Panvisa giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. 

Công chứng giấy tờ ở đâu? 

Theo quy định của pháp luật tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Công chứng giấy tờ là gì?
Công chứng giấy tờ là gì?

Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 đã quy định rằng việc công chứng cần phải được thực hiện tại các tổ chức được cấp phép nghề công chứng. Bên cạnh đó, đối trường hợp sau, người dân có thể công chứng có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:

  • Người già yếu, mất khả năng đi lại
  • Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giam hoặc thi hành án phạt tù
  • Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng không cần đến trụ sở của tổ chức hành nghề
Công chứng giấy tờ ở đâu?
Công chứng giấy tờ ở đâu?

Tùy vào giấy tờ cụ thể mà bạn sẽ lựa chọn cơ sở công chứng khác nhau: 

Phòng Tư pháp ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ có trách nhiệm thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ, văn bản sau: 

  • Các bản sao từ bản chính cách giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm Quyền của Việt Nam hoặc cơ quan tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài và liên kết giữa tổ chức Việt Nam và nước ngoài cấp phép chứng nhận. 
  • Chữ ký trong văn bản
  • Chứng thực các hợp đồng giao dịch 
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận chia di sản,….

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm:

  • Công chứng các giấy tờ văn bản do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp
  • Chứng thực hợp đồng giao dịch
  • Chứng thực di chúc
  • Chứng thực thỏa thuận phân chia tài sản

Phòng/Văn phòng công chứng:Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Thêm vào đó, việc chứng thực giấy tờ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu (theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Cơ quan đại diện: Chứng thực các bản sao do cơ quan Việt Nam, nước ngoài và liên kết giữa các cơ quan Việt Nam và nước ngoài cấp phép. 

Công chứng viên: Các công chứng viên sẽ có thẩm quyền và trách nhiệm các việc sau: 

  • Chứng nhận những giấy tờ bản sao từ bản chính của giấy tờ
  • Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ và văn bản trừ việc đối chiếu chữ ký người dịch. 

Công chứng giấy tờ hết bao nhiêu tiền

Nội dung công chứng Chi phí
Nội dung từ bản sao về bản chính 2.000 VNĐ/trang. Từ trang thứ ba trở lên mức thu cho một trang sẽ là 1.000 VNĐ. Trang được căn cứ thu được tính theo trang của bản chứng. 
Chứng thực chữ ký  10.000 VNĐ/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều hơn một chữ ký trong cũng một giấy tờ văn bản 
Hợp đồng, giao dịch 50.000 VNĐ/hợp đồng
Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng giao dịch đã được chứng thực 25.000 VNĐ/hợp đồng

 

Tại sao cần phải công chứng giấy tờ?

Công chứng giấy tờ trong thủ tục các văn bản hành chính vô cùng quan trọng
Công chứng giấy tờ trong thủ tục các văn bản hành chính vô cùng quan trọng

Chúng ta cần công chứng giấy tờ bởi các lý do sau: 

  • Đối với một loại hợp đồng và giấy tờ bắt buộc, nếu không công chứng hợp đồng sẽ không có ý nghĩa và sẽ bị vô hiệu hóa. 
  • Giảm rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng 
  • Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.
  • Các văn bản dịch được công chứng sẽ có giá trí sử dụng như văn bản được dịch

Tùy thuộc vào loại giấy tờ và văn bản cần chứng thực mà người cần công chứng có thể chọn cơ sở chứng nhận phù hợp. Việc nhận thức và xét xét kỹ trước khi chọn cơ sở công chứng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.