Visa Schengen bắt nguồn từ đâu?
Schengen là tên của 1 thành phố tại Luxembourg, điểm giao của những 3 quốc gia có ý định thành lập liên hiệp đầu tiên thời điểm đó.
Visa Schengen được bắt nguồn từ hiệp ước về dỡ bỏ mọi hàng rào đi lại giữa biên giới 26 quốc gia. Hiệp ước này được gọi là hiệp ước Schengen được thỏa thuận xong vào ngày 19/6/1990. Quá trình đi đến sự tự do đi lại giữa 26 quốc gia ngày nay đã trải qua nhiều sự phát triển ngắn trong quá khứ. Từ 6 nước đầu tiên: Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý vào ngày 27/11/1990 rồi dần nâng lên 7 thành viên năm 1995 và cuối cùng là 26 thành viên được ký kết vào ngày 19/12/2011. Con số 26 quốc gia tham gia vào Hiệp ước tự do đi lại Schengen vẫn được giữ vững cho tới thời điểm hiện tại, bao gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ và Liechtenstein.
Visa schengen đi được những nước nào
Chúng ta thông thường sẽ nhầm tưởng visa Schengen sẽ cho phép mọi người di chuyển giữa các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU, tuy nhiên phạm vi còn rộng hơn thế. Trong tổng 26 quốc gia tham gia Hiệp ước Schengen có 22 quốc gia thuộc Châu Âu, và vẫn còn một số quốc gia thuộc liên minh Châu Âu nhưng không nằm trong hiệp ước Schengen.
Người dân sở hữu quốc tịch của 26 quốc gia trên sẽ được thoải mái đi lại mà không cần xin visa hay các loại giấy tờ di chuyển tương tự, chỉ cần cung cấp thẻ căn cước hoặc hộ chiếu theo yêu cầu của ngành hàng không, nếu di chuyển bằng đường bộ sẽ không cần bất cứ loại giấy tờ nào.
Còn với công dân đến từ các quốc gia khác, sở hữu tấm visa Schengen vẫn đồng nghĩa với việc tự do di chuyển giữa 26 nước nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, theo sự cho phép của Đại sứ quán đã cấp visa cho bạn.
Tuy nhiên tùy theo loại Visa Schengen mà bạn được cấp, thời gian và quy định lưu trú cũng sẽ khác nhau:
- Loại A: Visa quá cảnh, để các bạn có thể vào khu vực lưu trú bên trong sân bay trong quá trình di chuyển đến một nước thuộc khối Schengen. Tuy nhiên loại visa này sẽ không cho phép bạn di chuyển vào bên trong quốc gia thứ 3 đó mà chỉ giới hạn trong việc quá cảnh tại sân bay.
- Loại C: Visa ngắn hạn này là một trong những loại visa phổ biến nhất với đại chúng. Với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày và thời hạn visa sẽ kéo dài trong vòng 6, các bạn sẽ có thể sử dụng loại visa này để nhập cảnh với mục đích du lịch hoặc công tác và các công việc cá nhân khác. Ngoài ra loại visa này cũng cho phép bạn quá cảnh mà không cần xin thêm visa Schengen loại A.
- Loại D: Đây là loại visa dài ngày nhất trong 3 loại. Không có thời hạn và được lưu trú tối đa 90 với mỗi khoảng 180 ngày trong năm. Với thời gian lưu trú dài và linh hoạt thời gian xuất nhập cảnh, các bạn sẽ rất thuận lợi trong việc công tác và học tập tại nhiều nước cùng thuộc khối Schengen trong cùng một khoảng thời gian.
Thủ tục xin visa Schengen
Bởi đây là một trong những loại visa quyền lực bậc nhất trên thế giới, vậy nên việc xin visa Schengen cũng không hề đơn giản và đòi hỏi nhiều loại giấy tờ phức tạp. Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ trong suốt quá trình xin visa Schengen, các bạn có thể liên hệ với các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm tại Panvisa.
Dưới đây là thủ tục cơ bản để xin visa Schengen mà các bạn có thể tham khảo:
Giấy tờ về thông tin cá nhân:
- Hộ chiếu bản gốc và bản copy: thời hạn ít nhất 6 tháng và còn ít nhất 2 trang trắng. Bản photo cần được công chứng tại các cơ quan địa phương.
- Ảnh cá nhân phông nền trắng
- Đơn xin cấp visa Schengen
- Chứng minh thư hoặc căn cước công dân mới nhất ( bản copy )
- Sổ hộ khẩu: bản dịch thuật tiếng Anh được công chứng
Giấy tờ chứng minh tài chính:
- Sổ tiết kiệm ngân hàng đã được ít nhất 3 tháng. Với một khoản tiền nhất định ít nhất tầm 100-200 triệu.
- Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất.
- Sao kê tín dụng trong vòng 3 tháng gần nhất.
Giấy tờ chứng minh công việc:
Tùy thuộc vào công việc của bản thân mà bạn sẽ có loại giấy tờ xác nhận phù hợp cho riêng mình. Có thể là hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh hoặc giấy xác nhận của trường học khi còn là học sinh, sinh viên.
Giấy tờ cho chuyến đi:
- Bảo hiểm du lịch: đây là loại chứng nhận chắc chắn phải có trong các chuyến du lịch nước ngoài.
- Những giấy tờ liên quan trực tiếp đến chuyến đi: vé máy bay, xác nhận đặt phòng khách sạn.
- Kế hoạch chi tiết cho toàn bộ chuyến đi. Kế hoạch càng chi tiết và rõ ràng sẽ càng chứng minh được tính chính xác và có khả năng đạt visa Schengen cao hơn.
* Những cuốn hộ chiếu cũ có dấu xác nhận là mình đã đến nhiều quốc gia khác nhau (nếu có), sẽ giúp ghi điểm với người phỏng vấn về sở thích du lịch của bạn.
Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ phần nào hiểu được về bản chất của visa Schengen và điều kiện để có đi du lịch Châu Âu. Với những khó khăn và quá trình khá phức tạp để có thể xin được visa Schengen, các bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia lành nghề lâu năm tại Panvisa. Liên hệ ngay hôm nay để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Trụ sở Hà Nội: Số 15 Đường Vạn Phúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: Tầng G, Tòa nhà Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 1800 282811